Trọn điểm TOEIC part 4 với phương pháp học hiểu sâu của Zenlish

Part 4 – Rào cản lên band 900+ và hiện thực của làm bài bằng keywords (cả Reading và Listening)

Như các bạn đã biết đề TOEIC càng ngày càng khó, không chỉ về từ vựng mà còn viết dưới dạng khó hiểu. Band điểm cao ngày càng nhiều người đạt được nên việc này đẩy độ khó của đề lên. Thế nên, các bạn vẫn còn thời gian học, vẫn còn trong vùng an toàn (chưa thi gấp) hãy thay đổi chiến thuật, thay vì tips, keys thì hãy dành thời gian học từ vựng, đọc hiểu và học ngữ pháp bài bản.

Hình minh họa bài thi part 4

1. Bí quyết nâng điểm

Để giải quyết vấn đề này, cách nhanh nhất là các bạn nên va chạm với các chủ đề khó hơn bài nghe, bài đọc khó hơn mức độ TOEIC để học cái bao quát và có thể nhắm đến việc luyện nghe IELTS xen kẽ, coi show, coi các chương trình mang tính thực tế như thế giới động vật, masterchef,… có Engsub. Một điều thú vị là mình cam đoan 99% các giáo viên dạy TOEIC trên 900+ đều có nghe/ xem thêm các chương trình khác (tức là ngoài TOEIC) chứ k chỉ bó buộc mình trong TOEIC.

Hình ảnh minh họa một số trang web luyện nghe nâng cao

Việc làm bài bằng keywords, các bạn band thấp nên hiểu rằng, level dưới 800 và 850+, đặc biệt 900+ là 2 phạm trù khác nhau:

Dưới 800: các bạn đọc keywords ở câu hỏi và sau đó trở lên bài đọc để đọc lướt và từ đồng nghĩa/ khu vực các bạn cho là chứa đáp án. Ở level này, các bạn chưa đủ từ vựng nên sẽ cố gắng hiểu theo những từ mình kịp thấy/ nằm trong vùng từ vựng mà các bạn biết, nên một câu với các bạn còn rất mơ hồ, hiểu loáng thoáng và tương tự, với cả đoạn, cả bài cũng thế.

Cộng thêm việc chưa va chạm đủ nhiều số lượng đề, chưa nắm rõ cách đề ra bẫy, nên các câu dạng như “implied, suggested, true, indicated..” các bạn không dám chắc được đáp án của mình và thường có 2 câu phân vân.

Đối với nghe cũng tương tự, các bạn nghe key tức là các bạn nghe được key nào thì các bạn chọn theo nó, chứ không phải các bạn nghe được nhiều và lựa “key” để nghe và chọn đáp án.

Đối với band 900+ thì khác, lượng từ vựng chắc, va chạm nhiều ngữ cảnh nên một câu dù đọc lướt rất nhanh nhưng đã có thể nắm ý hoàn toàn của câu, ít nhất là 90%, thế nên khi lướt tìm key thì band này đã nắm được nội dung của đoạn mà các bạn đó đã lướt qua. Cộng thêm việc nhẵn mặt với các loại bẫy, cách ra đề nên các bạn này chắc cú hơn với câu lựa chọn của mình. Khi gặp câu phân vân, chỉ cần xác định khu có thông tin và dịch kĩ lại. Tuy nói vậy, nhưng không phải câu nào cũng biết, nhưng ETS còn chấp nhận sai 2 – 3 câu mà vẫn full điểm cơ mà.

Ảnh minh họa về việc học theo đúng trình tự

Về phần nghe, khi các bạn nghe tốt, thì các bạn sẽ hiểu ngay khi bài nghe đang nói, và các bạn này biết chỗ nào nên tập trung nghe kĩ để đánh đáp án, mình đã gặp 1 bạn giáo viên vừa nghe vừa bấm điện thoại mà vẫn chọn được đáp án. Thế nên, nếu các bạn band dưới 800 mà cứ dự định bắt key khi còn luyện ở nhà, bỏ qua đọc hiểu thì sẽ mãi ở band này, sẽ lên band khi gặp đề dễ thôi.

2. Lời khuyên cho những bạn đang luyện nghe “bắt key”

Lời khuyên là khi các bạn dù nghe hay đọc, sau khi các bạn làm đề xong, đừng quan tâm tới câu hỏi và đáp án nữa, hãy đặt ra mục tiêu “nghe-hiểu”, ” đọc-hiểu” hết cái bài đó, tức là bỏ câu hỏi qua một bên, chỉ tập trung vào nghe (shadowing- dictation) hoặc dịch bài đọc đó ra tốt nhất trong khả năng của mình.

Hiện nay càng nhiều các bạn band cao sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp tận tình cho các bạn band thấp, nên hãy tận dụng điều này để nâng cao trình độ của mình thật sự, thay vì chỉ hỏi tips, cách bắt key.

Giải đáp các thắc mắc nhanh nhất về Zenlish tại đây.

Zenlish tự hào là trung tâm nhiều chứng chỉ nhất Hà Nội năm 2022.

Nếu bạn đang muốn chinh phục mục tiêu TOEIC thì đừng ngại ngần chọn Zenlish là nơi đồng hành nhé!

Nhanh tay đăng ký ngay để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhất nha.

Zalo
Messenger
Instagram
Form liên hệ

TƯ VẤN LỘ TRÌNH HỌC MIỄN PHÍ TẠI ZENLISH

    x